Tên gọi Việt Nam có từ khi nào?

Việt Nam là tên gọi của sự kết hợp nòi giống và vị trí địa lý, thể hiện niềm tự tôn, tinh thần độc lập. Vậy, tên gọi Việt Nam có từ bao giờ?

Shop mẹ và bé ở tphcm - shopmevabe.vn

947/4/1B Đ. Cách Mạng Tháng 8 Phường 7, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Tên gọi Việt Nam có từ khi nào?
04/09/2018 - 11:09:05 AM | 4654

Hai tiếng Việt Nam dưới thời phong kiến

 

Hai tiếng Việt Nam là quốc hiệu của nước ta, dùng để phân biệt với các nước khác trên thế giới.

 

Theo quan niệm Việt Nam là tên gọi của sự kết hợp nòi giống và vị trí địa lý (Việt Nam – người Việt sinh sống ở phương nam); thể hiện niềm tự tôn, tinh thần độc lập, tự chủ và phủ nhận sự áp đặt, miệt thị của người Trung Quốc.

Sau khi Gia Long lên ngôi vua năm 1802, ngoài việc ổn định về mặt tổ chức của vương triều; Vua quan tâm hơn cả là đặt quốc hiệu đất nước để khẳng định sự chính thống của một triều đại mới.


Năm 1802, nhà Nguyễn cử một phái đoàn sang Trung Quốc do Thượng thư Bộ Binh Lê Quang Định làm Chánh sứ, xin phong vương cho vua Nguyễn Ánh và xin đặt quốc hiệu là Nam Việt.

Tuy vậy, nhà Thanh sợ vương triều Nguyễn dựa vào quốc hiệu Nam Việt để đòi phần lãnh thổ rộng lớn từ thời cổ đại trước kia (lãnh thổ Việt Nam thời Triệu phía bắc giáp sông Dương Tử, phía nam giới hạn Đèo Ngang, phía tây là Tứ Xuyên; tức là bao gồm vùng Quảng Đông, Quảng Tây – Trung Quốc, nơi sinh sống của khối cư dân Bách Việt); nên đã gửi cho vua Nguyễn bức thư, có đoạn viết:

“…Nên lấy chữ Việt mào ở trên để tỏ rằng nước nhân đất cũ mà nối được tiếng thơm đời trước, lấy chữ Nam đặt ở dưới để tỏ rằng nước ở bờ cõi Nam giao ... Tên xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên gọi cũ của Lưỡng Việt ở nội địa vốn xưa đã có tên là Nam Việt lại phân biệt được ra”

 

  • Nhận được sắc phong, tháng 2 năm Giáp Tý 1804, vua Gia Long ban chiếu đặt quốc hiệu mới là Việt Nam. Trong chiếu chỉ có ghi:

 

 

Vua Gia Long

Sau khi Gia Long lên ngôi vua năm 1802, ngoài việc ổn định về mặt tổ chức của vương triều; Vua quan tâm hơn cả là đặt quốc hiệu đất nước để khẳng định sự chính thống của một triều đại mới.

 

Gia Long, húy là Nguyễn Phúc Ánh, thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh, là vị hoàng đế đã sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

  • Sinh: 2 tháng 8, 1762, Huế
  • Mất: 2 tháng 3, 1820, Kinh thành Huế, Huế
  • Nhà: Nhà Nguyễn

 

“Đế vương dựng nước, trước phải trọng Quốc hiệu để tỏ thống nhất. Xét từ các đấng tiên thánh vương ta xây nền dấy nghiệp, mở đất Viêm bang, gồm cả đất đai từ Việt Thường về Nam, nhân đó lấy chữ Việt mà đặt tên nước… nên định lấy ngày 17 tháng 2 năm nay, kính cáo Thái miếu, cải chính Quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa.

Phàm công việc nước ta việc gì quan hệ đến Quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài, đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa”....

Vậy là quốc hiệu Việt Nam được công bố có ý nghĩa quan trọng, là sự thể chế hóa nguyện vọng lâu đời của nhân dân; khẳng định tính pháp lý về chủ quyền của một Nhà nước Việt ở phương Nam; thể hiện ý chí, sức mạnh muôn đời của các cộng đồng cư dân Việt trên dải đất phương Nam. [1]

Tuy vậy, hai tiếng Việt Nam có thể xuất hiện sớm hơn hay không? Và có từ khi nào? Để đi tìm câu trả lời chúng ta cần tìm lại trong sử sách.

Theo đó, hai tiếng Việt Nam xuất hiện sớm nhất trong lịch sử dân tộc là từ thế kỷ thứ 14, trong bộ sách “ Việt Nam thế chí” của Học sĩ viện Hàn lâm Hồ Tông Thốc biên soạn.

Tác phẩm “Việt Nam thế chí” được Hồ Tông Thốc viết khi ông còn làm quan dưới thời vua Trần Nghệ Tông. Tác phẩm tuy đã bị mất, song lời tựa đã được Phan Huy Chú (1782 – 1840) ghi lại trong tác phẩm Văn tịch chí bộ Lịch triều hiến chương loại chí.

Lời tựa đã cho ta biết Việt Nam thế chí chép18 đời vua Hùng và các đời nhà Triệu; Quan trọng hơn, Hồ Tông Thốc là người đầu tiên đưa ra danh xưng Việt Nam với ý nghĩa là quốc hiệu. [2]

Sang thế kỷ thứ 15, danh xưng Việt Nam một lần nữa được xuất hiện, không chỉ một mà tới 4 lần do “nhà tiên tri số một” Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm nhắc đến.

Lần đầu tiên hai tiếng Việt Nam được Trạng Trình nhắc đến trong tác phẩm “Trình tiên sinh quốc ngữ” hay còn gọi là “Sấm ký”. Đây là tập hợp những dự báo sẽ xảy ra trong tương lai.

 

  • Vị trí của "Thủ đô gió ngàn" với Cách mạng Tháng 8/1945

Ngay phần đầu của tập“Sấm ký” Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhắc đến “ Việt Nam khởi tổ xây nền…”

Lần thứ hai, danh xưng Việt Nam được nói trong bài thơ chữ Hán“Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh" (Vịnh về non sông đất nước Việt Nam).

Lần thứ ba, thứ tư Trạng Trình nhắc đến hai tiếng Việt Nam là trong hai bài thơ gửi hai người bạn thân.

Bài thứ nhất gửi Trạng nguyên Nguyễn Thiến (1495 – 1557), hai câu cuối ông viết: "Tiền trình vĩ đại quân tu ký/ Thùy thị phương danh trọng Việt Nam" (Tiền đề rộng lớn ông nên ghi nhớ/ Ai sẽ là kẻ có tiếng thơm được coi trọng ở Việt Nam?).

Bài thứ hai gửi Trạng nguyên Giáp Hải (1517 – 1586), hai câu cuối ông cũng viết: "Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại/ Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam" (Cùng ngửa trông ngôi sao sáng trên bầu trời/ Trước sau soi ánh sáng rực rỡ vào nước Việt Nam).

Mặc dù sống trước 5 thế kỷ, song những lời “Sấm ký” của Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm đã dự báo nước ta sau này sẽ lấy quốc hiệu Việt Nam làm tên gọi ?! [3]

Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy hai chữ “Việt Nam” trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16 - 17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh...

Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu:“Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan” (đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc).

Dưới triều đại Tây Sơn, mặc dù thời gian tồn tại rất ngắn, nhưng lịch sử đã ghi nhận những đóng góp công lao trong việc thống nhất đất nước, giáo dục, văn hóa…

Bên cạnh đó, theo một số tài liệu có chép đời vua Quang Trung đã cho đặt quốc hiệu là Việt Nam năm Nhâm Tý (1792).

Việc này đã được Vua giao cho quan đại thần Phan Huy Ích soạn thảo với mục đích “ Tuyên cáo đặt mới quốc hiệu”.

Bản chiếu này viết: “Xuống chiếu cho thần dân trong thiên hạ đều biết.

Trẫm nghĩ: Xưa nay các bậc đế vương dựng nước, ắt có đặt quốc hiệu để tỏ rõ sự đổi mới,…  Từ trước đã có Văn Lang, Vạn Xuân nhưng còn quê kệch. Đến đời Đinh Tiên Hoàng gọi là Đại Cồ Việt, nhưng người Trung Quốc vẫn gọi là Giao Chỉ.

Từ đời nhà Lý về sau quen dùng tên An Nam do nhà Tống phong cho ngày trước đặt làm hiệu nước. Tuy vậy, vận hội dù có đổi thay nhưng trải bao đời vẫn giữ theo tên cũ, thực là trái với nghĩa chân chính dựng nước vậy.

Trẫm nối theo nghiệp cũ, gây dựng cơ đồ, bờ cõi đất đai rộng nhiều hơn trước. Xem qua sổ sách, tuần xét núi sông, nên đặt tên tốt để truyền lâu dài.

Nay ban đổi tên nước là Việt Nam

Đã báo sang cho Trung Quốc biết rõ.

Từ nay trở đi, cõi Viêm bang bền vững, tên hiệu tốt đẹp gọi truyền. Hễ ở trong bờ cõi đều hưởng phúc thanh minh…”

Như vậy, căn cứ vào các tư liệu, tư tịch cổ đã chứng minh rằng hai tiếng Việt Nam đã có từ xưa (từ thế kỷ 14) và (có thể) chính thức trở thành quốc hiệu nước ta vào năm Nhâm Tý (1792) triều Tây Sơn ?! [4]

  • Danh xưng Việt Nam hiện nay

Từ giữa thế kỷ XIX, nước ta bị ách đô hộ của thực dân Pháp; bọn chúng thường gọi nhân dân ta là “dân An Nam” để chỉ sự miệt thị, khi bỉ và coi thường.

Hai tiếng Việt Nam chưa xuất hiện chính thức, song đã được các nhà sử học, các trí sĩ yêu nước đặt tên cho nhiều tổ chức chính trị, và nhiều tác phẩm với mục tiêu đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập cho dân tộc:

Phan Bội Châu cùng Cường Để thành lập Việt Nam Công hiến hội (1908), Việt Nam quang phục hội (1912); Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội (năm 1925) và Việt Nam độc lập đồng minh hội (năm 1941)…

Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử (1905), Phan Chu Trinh viết Pháp - Việt liên hiệp hậu chi Tân Việt Nam, Trần Trọng Kim viết Việt Nam sử lược…

Chỉ đến khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công; ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì quốc hiệu Việt Nam mới chính thức được công nhận. 

  • Từ đây, quốc hiệu Việt Nam được sử dụng phổ biến với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng, toàn diện nhất. 

 

Nguồn từ báo giaoduc.net.vn

THẠC SĨ LƯƠNG ĐỨC HIỂN

Tin liên quan
Thương hiệu Autoru - Sản phẩm an toàn chính hãng Autoru Zaracos - thương hiệu Zaracos sản phẩm chăm sóc trẻ em đến từ Mỹ Chicco - Thương hiệu Chicco uy tín về các sản phẩm cho mẹ và bé Fisher Price thương hiệu đồ chơi nổi tiếng nước Mỹ Thương hiệu lelumber Combi thương hiệu mẹ và bé hàng đầu thế giới Fedora  - Thương hiệu mẹ và bé đến từ Hàn Quốc Thương hiệu Brevi  - Sản phẩm an toàn chính hãng Brevi Thương hiệu Aprica - Sản phẩm an toàn chính hãng Aprica Thương hiệu KUKU - Sản phẩm an toàn chính hãng KuKu - Đài Loan Thương hiệu Dream Baby Thương hiệu Munchkin sản phẩm dành cho em bé Nhãn hiệu Summer Infant sản phẩm dành cho em bé Born Free thương hiệu bình sữa tiêu chuẩn quốc tế Thương hiệu Babymoov kết nối các mẹ và bé Coozy thương hiệu xe đẩy đến từ  Singapore  Radio Flyer thương hiệu đồ chơi cho bé hàng đầu thế giới chính hãng Radio Flyer  Gluck là thương hiệu Thương hiệu scootandride Thương hiệu Joie Baby Việt Nam Thương hiệu xe đạp 3 bánh iimo Spectra thương hiệu máy hút sữa spectra Hàn Quốc Thương hiệu Bình sữa Comotomo Thương hiệu  COZAbebe  Hàn Quốc Thông tin thương hiệu Mastela Baby Brezza thương hiệu  máy pha sữa Baby Brezza Thương hiệu Nhiệt kế điện tử Microlife Thương hiệu  Ecomom Hàn Quốc  Thương hiệu máy hút sữa Medela (Thụy sỹ) Thương hiệu B.Well Swiss Thụy Sĩ Upang là nhãn hiệu máy tiệt trùng Thương hiệu  Ergobaby (Mỹ) Cimilre là một thương hiệu máy hút sữa được sản xuất tại Hàn Quốc Thương hiệu Hegen là một thương hiệu sản phẩm chăm sóc trẻ em cao cấp đến từ Singapore Kinderkraft - Cùng nhau khám phá thế giới! Tiny Love là thương hiệu Thương hiệu Globber Thương hiệu Duox Việt Nam NUK là thương hiệu nổi tiếng đến từ Đức
Copyright 2018 Shop Mẹ và Bé - Hà Nội - TPHCM. All rights reserved. Design By Nina Co.,Ltd
Đang online : 107 | Tuần : 1990 | Tổng truy cập: 7492129
GoiDien Gọi điện Tuvan SMS ChiDuongChỉ đường
https://www.facebook.com/shopmebecomvn/